Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào chếđộ thai sản của lao động nữ mang thai hộ?
Trả lời:
Căn cứ Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội2024, chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ được quy định như sau:
1. Lao động nữ mangthai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai theo quy định tại Điều 51 của Luật Bảohiểm xã hội 2024.
2. Lao động nữ mangthai hộ khi sảy thai, phá thai hoặc có thai chết trong tử cung, thai chết trongkhi chuyển dạ, thai ngoài tử cung được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quyđịnh tại Điều 52của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
3. Lao động nữ mangthai hộ khi sinh con mà có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được:
- Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến thờiđiểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quyđịnh tại khoản 1Điều 53 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Trong trường hợp kểtừ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưađủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đếnkhi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần. Thời điểm giaođứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thờiđiểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Trường hợp trước thờiđiểm giao nếu đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngàythì lao động nữ mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60ngày tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần;
- Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từngày hết thời hạn hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 54 và điểm a, khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mà sức khỏe chưaphục hồi thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏetheo quy định tại Điều60 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộchấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểmsinh con.
4. Khi lao động nữmang thai hộ sinh con thì người chồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộcđược nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 và khoản 3Điều 53 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về chế độ thai sản của lao độngnữ nhờ mang thai hộ?
Trả lời:
Căn cứ Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, chế độ thaisản của lao động nữ nhờ mang thai hộ được quy định như sau:
Lao động nữ nhờ mangthai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được hưởng chế độ thai sản như sau:
1. Được nghỉ việchưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.Trường hợp sinh đôi trở lên thì được nghỉ thêm 01 tháng cho mỗi con tính từ conthứ hai trở đi.
Trường hợp lao độngnữ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng trợ cấpthai sản theo quy định;
2. Trường hợp laođộng nữ nhờ mang thai hộ chết hoặc được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhậnkhông đủ sức khỏe để chăm sóc con khi con chưa đủ 06 tháng tuổi thì người chồngcủa lao động nữ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việchưởng chế độ thai sản để chăm sóc con đối với thời gian còn lại của lao động nữnhờ mang thai hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp ngườichồng của lao động nữ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng đangtham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương cònđược hưởng trợ cấp thai sản đối với thời gian còn lại của lao động nữ nhờ mangthai hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Câuhỏi: Pháp luật quy định như thế nào về chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi dưới06 tháng tuổi?
Trả lời:
Căn cứ Điều 56Luật Bảo hiểm xã hội 2024, chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi dưới 06 thángtuổi được quy định như sau:
1. Người lao độngnhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sảnkể từ ngày giao nhận con nuôi cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp cả cha vàmẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng chế độ thai sảnquy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội2024 thì chỉ cha hoặc mẹ đượcnghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
2. Người lao độngnhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi không nghỉ việc thì chỉ được hưởng trợcấp một lần theo quy định tại Điều 58 của Luật Bảohiểm xã hội 2024.
Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về thờigian nghỉ việc hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai?
Trả lời:
Căn cứ Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, thời giannghỉ việc hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai được quy định như sau:
1. Thời gian ngườilao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thaido người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉđịnh nhưng không quá 07 ngày đối với lao động nữ đặt dụng cụ tránh thai trongtử cung và không quá 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệtsản.
2. Thời gian nghỉ việchưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằngtuần.
Câuhỏi: Pháp luật quy định như thế nào về giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồisức khoẻ sau thai sản?
Trả lời:
Căn cứ Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, giải quyết hưởngtrợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản được quyđịnh như sau:
1. Trong thời hạn 07ngày làm việc kể từ ngày người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phụchồi sức khỏe sau thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách người lao độngnghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản và nộp cho cơquan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 07ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hộicó trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằngvăn bản và nêu rõ lý do.